Chi phí tuyển sai người

“Chi phí tuyển sai người được tính bằng 6 lần so với lương của người đó trong 1 năm” – Brian Tracy.

Chi phí đó bao gồm các khoản sau:

  1. Chi phí tuyển dụng (thời gian và chi phí đăng tuyển, phỏng vấn, các hoạt động hành chính tuyển dụng);
  2. Chi phí đào tạo và phát triển nhân sự;
  3. Chi phí giải quyết những vấn đề mà nhân sự tuyển sai gây ra;
  4. Chi phí do giảm năng suất lao động đối với những nhân viên khác khi công ty buộc cho thôi việc;
  5. Chi phí lương và các khoản thu nhập;
  6. Chi phí bảo hiểm xã hội và các khoản bắt buộc theo quy định của nhà nước…

Case study “Bậc thầy” tâm lý học Starbucks và 4 “cạm bẫy” chực chờ trên menu

Menu tại Starbucks được đầu tư thiết kế với một mục đích: khiến khách hàng cảm thấy “tâm phục khẩu phục” khi tiêu tiền.

“Bậc thầy” tâm lý học Starbucks và 4 “cạm bẫy” chực chờ trên menu

Dù mức giá và sản phẩm sẽ được thay đổi linh hoạt tùy theo khu vực và mục đích, nhưng tất cả menu của Starbucks đều tuân thủ 4 triết lý mà chuỗi cà phê lớn nhất thế giới này đã đúc kết sau gần 50 năm kinh doanh.

Giữa là tốt nhất

Có thể bạn không để ý, nhưng các sản phẩm ở giữa luôn được người dùng ưu ái:

– Nếu có 4 toilet đang trống, 60% sẽ lựa chọn 2 vị trí giữa.

– Tại siêu thị, các sản phẩm ở kệ giữa luôn có doanh thu cao hơn ít nhất 8%.

– Thậm chí đối với người ra quyết định, 55% câu trả lời đúng thường rơi vào đáp án giữa trong các bài thi trắc nghiệm.

Tại sao con người lại thích vị trí ở giữa như thế? Đó chính là định kiến tâm lý mà Starbucks đã nhận ra. Chỉ cần 0,05 giây để một thông tin được ghi lại trong tiềm thức, nhưng 0,03 – 0,04 giây đó là dành cho các thông tin nằm giữa.

Càng quan sát nhiều, bạn sẽ càng thích, và khi càng thích, bạn sẽ tiếp tục quan sát.

Cùng nhìn lại menu “kinh điển” của Starbucks:

“Bậc thầy” tâm lý học Starbucks và 4 “cạm bẫy” chực chờ trên menu - Ảnh 1.

Đa phần khách ngay lập tức bị thu hút bởi những sản phẩm ở giữa, và khi “áp lực” lựa chọn bị cả nhân viên và những người đằng sau đặt lên vai, họ sẽ nhanh chóng chọn sản phẩm đầu tiên mà họ nhìn thấy.

Thậm chí đối với những khách hàng đã nghĩ sẵn trong đầu món mà họ sẽ gọi, tiềm thức của họ vẫn sẽ bị những sản phẩm ở giữa “lay động”.

Chính vì thế, Starbucks sẽ chủ động quảng cáo những thức uống có tỷ suất lợi nhuận cao, sản phẩm mới ra, sản phẩm theo mùa… ngay giữa menu.

Từ “Short” lên “Grande”

“Hiện tượng thỏa hiệp” là một đặc điểm tâm lý khá đặc trưng khi khách hàng không muốn chọn sản phẩm đắt nhất hoặc rẻ nhất.

Theo một cuộc khảo sát, khi có cơ hội lựa chọn giữa 2 sản phẩm (camera), số người dùng chọn sản phẩm 1 và 2 là tương đương nhau. Nhưng khi chiếc camera thứ 3 được đưa vào lựa chọn, hơn 50% người dùng sẽ chọn sản phẩm ở giữa.

“Bậc thầy” tâm lý học Starbucks và 4 “cạm bẫy” chực chờ trên menu - Ảnh 2.

Để lợi dụng tiềm thức này, sản phẩm mà người bán mong muốn gia tăng doanh thu thường được định giá ngay giữa, với hai sản phẩm rẻ hơn và đắt hơn được định giá một cách “thuyết phục”.

Quay lại Starbucks, cho đến những năm 1990, Starbucks thường có 3 kích cỡ: Short, Tall và Grande, và cũng không quá bất ngờ khi Tall là sự lựa chọn phổ biến nhất.

Biết được xu hướng này, Starbucks cố tình “giấu” kích cỡ Short trên menu và thêm 2 size lớn: Venti và Trenta. Ngay lập tức, Grande trở thành lựa chọn “hợp lý” nhất trong mắt khách hàng.

“Bậc thầy” tâm lý học Starbucks và 4 “cạm bẫy” chực chờ trên menu - Ảnh 3.

Nhưng vị trí không phải là tất cả, vì người dùng luôn nhìn mức giá ở giữa trước, Starbucks sẽ tận dụng thời cơ này để áp dụng chiến thuật “giá mỏ neo”, nhằm hướng người dùng đến sản phẩm mà họ muốn bán.

Trên lý thuyết, 3 sản phẩm có 3 mức giá khác nhau sẽ cùng chia sẻ doanh thu khoảng 33% mỗi loại:

“Bậc thầy” tâm lý học Starbucks và 4 “cạm bẫy” chực chờ trên menu - Ảnh 4.

Nhưng tại Starbucks, tuy mức giá được quảng cáo của ly Tall và Grande không thay đổi, Venti sẽ được giảm xuống để tạo nên sự khác biệt giữa Tall – Grande và Grande – Venti.

Vô hình trung, mức giá của ly Tall trở nên đắt đỏ và bất hợp lý trong mắt khách hàng, biến 2 sự lựa chọn Grande và Venti trở nên phổ biến hơn cả.

“Bậc thầy” tâm lý học Starbucks và 4 “cạm bẫy” chực chờ trên menu - Ảnh 5.

Với chiến thuật này, tổng doanh thu của Starbucks đã tăng 3,7%, từ 267 USD lên 277 USD. Có thể thấy chiến thuật trên thể hiện qua menu thực tế ở dưới.

“Bậc thầy” tâm lý học Starbucks và 4 “cạm bẫy” chực chờ trên menu - Ảnh 6.

Sự biến mất của ký hiệu USD

Bất kể tại một quốc gia nào, menu Starbucks sẽ hoàn toàn không thêm ký hiệu tiền tệ (như $ hay VNĐ) vào giá của sản phẩm. Nghe thật là nực cười, nhưng ký hiệu tiền tệ sẽ khiến người dùng nghĩ tới tiền, và càng nghĩ về tiền, họ sẽ ít muốn sử dụng.

“Cạm bẫy” trên đến từ một nghiên cứu khá nổi tiếng của Đại học Cornell University, trong nghiên cứu này, người tiêu dùng được cho xem cùng một sản phẩm giá 20 USD với 3 cách thể hiện khác nhau: $20.00, 20, và “twenty”.

Dù cùng chung một ý nghĩa, nhưng doanh số của sản phẩm không có ký hiệu $ cao hơn đến 8,1%.

“Bậc thầy” tâm lý học Starbucks và 4 “cạm bẫy” chực chờ trên menu - Ảnh 7.

Menu Starbucks tại Việt Nam

Theo một chuyên gia tâm lý: “Vì $ là ký hiệu của chi phí, nó không những mang tính tiêu cực mà còn gợi nhắc cho khách hàng rằng họ đang chuẩn bị tiêu tiền.”

Và như thế, khách hàng khi thấy sự xuất hiện của biểu tượng tiền tệ ngay lập tức thay đổi suy nghĩ của mình về hành động tiếp theo, đa phần sẽ chuyển sang ưu tiên tiết kiệm thay vì mua sản phẩm có chất lượng (hay số lượng) cao hơn.

95 tốt hơn 99?

Cũng ở phần giá bán, sản phẩm của Starbucks thường có giá kết thúc bằng “95” hay vì “99” (còn tại Việt Nam là “5000 VNĐ” thay vì “9000 VNĐ”).

Đây là một yếu tố khiến không ít chuyên gia và người dùng bất ngờ khi con số “9” được đánh giá rất cao trong bán lẻ:

– Sản phẩm kết thúc với “.99” thường có doanh số cao hơn, trong nhiều trường hợp là cao hơn đến 48%.

– Mức giá “.99” cũng khiến khách hàng không làm chủ được ngân sách của mình, dẫn đến việc chi tiêu quá đà.

Tuy nhiên, cũng vì con số 9 đã được sử dụng quá nhiều, nên các sản phẩm kết thúc bằng “9” sẽ được người dùng gán mác “giá rẻ”, chính vì thế, Starbucks quyết định sử dụng “5” để thể hiện đẳng cấp.

“Bậc thầy” tâm lý học Starbucks và 4 “cạm bẫy” chực chờ trên menu - Ảnh 8.

Ngoài ra, Starbucks cũng thường tự định vị mình nằm trong phân khúc “cao cấp” của ngành cà phê. Người dùng mua Starbucks không phải để tiết kiệm vài đồng bạc lẻ, họ luôn sẵn sàng chi thêm tiền để có một ly cà phê chất lượng.

Dù giảm từ 2,99 USD xuống 2,95 USD có thể làm Starbucks đánh mất 1,33% doanh thu, nhưng đó là một chi phí không đáng kể để khẳng định hình ảnh Starbucks trong mắt khách hàng.

Nguồn: Cafebiz

Fulfillment là gì – Dịch vụ hoàn tất đơn hàng?

Dịch vụ fulfillment là quá trình bắt đầu từ lúc hàng hóa được nhập vào kho đến lúc người mua hàng nhận được sản phẩm, bao gồm các hoạt động lấy hàng từ người bán hàng, lưu kho, xử lý đơn hàng, lấy hàng từ kho, đóng gói và vận chuyển đến đúng địa chỉ của khách hàng. Nói cách khác, fulfillment thay người bán hàng làm tất cả công việc liên quan đến quản lý tồn kho, xử lý đơn hàng và vận chuyển, đảm bảo sản phẩm đến tay khách hàng (người mua hàng) nhanh chóng hơn. Fulfillment còn được gọi bằng nhiều cái tên khác nhau như dịch vụ hoàn tất đơn hàng, trung tâm phân phối sản phẩm hoặc dịch vụ hậu cần kho vận.

Sơ lược về fulfillment
Dịch vụ fulfillment đang rất phát triển và dần trở nên phổ biến nhờ sự phát triển bùng nổ của thương mại điện tử. Theo đó, hầu hết giao dịch thương mại được “internet hóa”, hoạt động mua bán diễn ra nhanh chóng và đơn giản hơn kéo theo sự tăng lên về số lượng đơn hàng, điển hình như Amazon xử lý trung bình 35 đơn hàng mỗi giây [1] và yêu cầu quản lý kho bãi để phục vụ khách hàng tốt nhất. Do đó, để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng và tối ưu hóa việc kinh doanh theo xu hướng này đòi hỏi sự đáp ứng nhanh chóng và kịp thời của ngành vận tải giao nhận và chuỗi cung ứng. Chính vì vậy, dịch vụ hoàn tất đơn hàng fulfillment ra đời như một điều tất yếu với nhiều ưu điểm vượt trội, hứa hẹn sẽ là một nhân tố không thể thiếu trong nhiều hoạt động kinh doanh.

Dịch vụ Fulfillment dành cho ai?
Tất cả doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử hoặc người bán hàng trực tuyến trên mạng xã hội và các sàn thương mại điển tử như Amazon, Shopify, Lazada, Tiki… đều có thể sử dụng fulfillment như giải pháp quản lý tồn kho và hoàn tất đơn hàng hiệu quả. Tùy theo quy mô và nguồn lực có sẵn, người bán hàng có thể lựa chọn hình thức fulfillment sau:

1. In-house fulfillment:

In-house fulfillment còn được hiểu là self-fulfillment. Trong đó, công ty sở hữu kho trữ hàng riêng, đồng thời tự quản lý các hoạt động có liên quan đến quản lý tồn kho, xử lý và hoàn tất đơn hàng. Hình thức này phù hợp với 2 loại công ty:
–         Công ty có quy mô lớn sẵn sàng chi ngân sách lớn để sở hữu kho riêng, thuê nhiều nhân viên để quản lí kho và tiến trình hoàn tất đơn hàng. Như vậy, để sử dụng in-house fulfillment, doanh nghiệp phải đảm bảo xây dựng được quy trình hoạt động fulfillment đầy đủ và hoàn thiện để tránh trường hợp hàng hóa rối loạn, đơn hàng ùn tắc kéo theo sự không hài lòng của khách hàng.
–         Công ty mới hoạt động kinh doanh (start-up) chưa có nhiều khách hàng và đơn hàng nên hoạt động quản lí kho bãi, xử lí đơn hàng và giao nhận đều có thể tự thực hiện. Tuy nhiên, khi công ty start-up hoạt động lâu và có nhiều đơn hàng hơn thì hình thức self-fulfillment không còn phù hợp.

2. Dropship:

Hình thức dropship được hiểu là người bán không thực sự sở hữu hàng hóa. Thay vào đó, người bán liên hệ với nhà cung cấp để chuyển hàng trực tiếp cho người mua bằng thông tin của người bán hàng. Hoạt động dropship diễn ra thường xuyên trên trang thương mại điện tử Aliexpress, Shopify, Amazon,…
Dropship rất thích hợp với người thích bán đa dạng các mặt hàng và không muốn tốn kém tiền bạc vào kho bãi và các hoạt động liên quan đến xử lý hàng hóa, chỉ cần đầu tư vào hoạt động marketing tăng uy tín thương hiệu. Tuy nhiên, có thể nhận thấy rủi ro đến từ chất lượng nhà cung cấp, nếu không cẩn trọng sẽ mất khách hàng và ảnh hưởng đến uy tín cửa hàng

3. Outsourced Fulfillment:

Đây là hình thức mà người bán hàng/công ty thuê ngoài dịch vụ từ các công ty fulfillment. Công ty fulfillment thực hiện tất cả hoạt động liên quan đến hàng hóa bao gồm lấy hàng, lưu kho, xử lí đơn hàng, giao hàng và thu hộ thay cho người bán hàng.
Theo đó, những hoạt động liên quan đến kho bãi, quản lý hàng hóa và vận chuyển công ty fulfillment sẽ chịu trách nhiệm, kể cả khi có vấn đề phát sinh. Như vậy, công ty tiết kiệm được nhiều chi phí lưu kho, tiền công thuê nhân viên và ít tốn công sức trong các hoạt động xảy ra trước và sau đơn hàng. Nghe có vẻ hoàn hảo nhưng khi công ty dùng outsourced fulfillment, đồng nghĩa với việc bạn không thể tham gia vào đầy đủ hoạt động quản lí hàng hóa nên có thể không yên tâm về cách xử lí của công ty dịch vụ thuê ngoài. Tuy nhiên, đây vẫn được xem là giải pháp tối ưu đối với công ty vừa và nhỏ, tiết kiệm được chi phí kho bãi, vận chuyển, cho phép tập trung tối đa thời gian vào hoạt động kinh doanh trên thị trường.
So với 2 năm trước (2015), khái niệm fulfillment còn quá mới mẻ tại Việt Nam thì đến hiện tại nhiều doanh nghiệp đã dần quen thuộc và sử dụng nhiều cho hoạt động kinh doanh. Cùng với các dịch vụ thuê ngoài khác, dịch vụ fulfillment đang dần được các doanh nghiệp tin dùng do tính chuyên nghiệp, đảm bảo các hoạt động liên quan được thông suốt và nhanh chóng. Theo số liệu của IDC (2007), hơn 17% doanh nghiệp Việt Nam sử dụng dịch vụ thuê ngoài, trong đó có fulfillment và con số này được dự báo sẽ tăng trưởng thần tốc trong tương lai. Do đó, dưới đây là các thông tin có liên quan khác về outsourced fulfillment như quá trình dịch vụ, lí do nên sử dụng và các công ty dịch vụ fulfillment uy tín tại tại Việt Nam và trên thế giới để công ty có cái nhìn khách quan về giải pháp tối ưu này.

Qúa trình dịch vụ fulfillment diễn ra như thế nào?
Một tiến trình dịch vụ fulfillment diễn ra theo quy trình sau:
Nhận hàng từ người bán hàng –> Lưu kho –> Xử lý khi có đơn hàng phát sinh –> Giao hàng –> Thu tiền nếu có yêu cầu –> Xử lý các yêu cầu sau bán hàng (như trả hàng, đổi hàng).

Các bước trong quy trình dịch vụ fulfillment được cụ thể hóa như sau:
–         Nhận hàng từ người bán: Nhân viên công ty dịch vụ fulfillment đến tận nơi người bán hàng để nhận hàng về lưu kho.
–         Lưu trữ hàng hóa và quản lí tồn kho: Sau khi nhận hàng, hàng hóa được lưu trữ và sắp xếp cẩn thận vào các kho hàng, đồng thời hàng hóa được theo dõi và kiểm kê rõ ràng, thường xuyên cập nhật lượng nhập – xuất của hàng hóa, đảm bảo hàng được vận chuyển đúng thời điểm.
–         Xử lý đơn hàng: Việc xử lí đơn hàng được chuẩn hóa toàn diện từ email cho người mua, xác nhận đơn hàng, tiến hành lấy hàng, kiếm tra độ nguyên vẹn của sản phẩm và đưa hàng đến bộ phận đóng gói. Quá trình xử lí đơn hàng được thực hiện bởi trung tâm xử lí đơn hàng fulfillment thường ít xảy ra sai sót vì mọi thứ đã được quản lí rõ ràng và kĩ lưỡng bằng hệ thống quản lí riêng.
–         Giao hàng và thu tiền: Công ty tiến hành giao hàng cho người mua đúng địa chỉ và thời gian. Thêm nữa, nếu đơn hàng chưa được thanh toán, công ty fulfillment sẽ thu hộ nếu có yêu cầu từ người bán hàng.
–         Xử lí các yêu cầu sau bán hàng: Việc mua hàng trực tuyến dễ phát sinh vấn đề đổi hàng hoặc trả hàng sau khi mua, nguyên nhân có thể do sản phẩm bị lỗi, khách hàng không hài lòng về sản phẩm,…Công ty fulfillment tiếp nhận yêu cầu trả hàng và trực tiếp xử lí theo chính sách và quyết định của người bán, đảm bảo cân đối quyền lợi của người mua và hạn chế thiệt hại cho người bán. Một điểm cộng lớn trong quy trình của dịch vụ fulfillment là người bán theo dõi được tồn kho và tình trạng đơn hàng; người mua biết được quá trình vận chuyển và được hỗ trợ thông tin khi cần thiết.

Tại sao dịch vụ hoàn tất đơn hàng fulfillment có vai trò quan trọng, nhất là trong bối cảnh hiện nay?
Như đã nêu trên, sự xuất hiện của fulfillment là hệ quả tất yếu từ sự phát triển mạnh mẽ của internet và thương mại điện tử (tốc độ tăng trưởng trung bình 35% mỗi năm [2]). Sự phát triển mạnh mẽ đó cũng kéo theo nhiều vấn đề cho doanh nghiệp mà chính fulfillment đang giải quyết rất tốt, trong đó tổng quát có 3 vấn đề cốt lõi. Vậy những vấn đề đó là gì và fulfillment đã làm thế nào để giải quyết tối ưu?

Quản lí và giảm chi phí tồn kho
Theo báo cáo của Peoplevox (2016), 82% doanh nghiệp thương mại điện tử nhận thấy doanh thu tăng lên, cho thấy thương mại điện tử đã mở ra tiềm năng kinh doanh rất lớn. Điều này cũng đồng nghĩa số lượng đơn hàng sẽ tăng lên, doanh nghiệp phải nhập thêm hàng hóa vào kho, tăng số lượng nhân viên để quản lí hàng hóa, đảm bảo sản phẩm đến tay người tiêu dùng đúng hẹn. Tuy nhiên, sự rối ren bắt đầu khi doanh nghiệp vừa phải cân đối giữa hoạt động marketing và bán hàng, vừa phải quản lí tồn kho. Bên cạnh đó, chi phí kho bãi không hề thấp, tiền công phải trả cho nhân viên kể cả khi không có đơn hàng khiến doanh nghiệp đau đầu.
Vai trò của fulfillment trong vấn đề này là cho thuê kho bãi, phục vụ trọn gói các dịch vụ trước và sau khi đơn hàng phát sinh với mức giá ưu đãi hơn. Nhờ đó công ty tiết kiệm được khoảng một nửa chi phí kho bãi, nhân viên cũng như có thời gian tập trung vào hoạt động kinh doanh.

Cân bằng lợi ích người bán và sự hài lòng của người mua
Giao hàng đúng lượng, đúng hẹn là điều quan trọng trong bán hàng trực tuyến vì ảnh hưởng đến sự hài lòng của người mua. Theo một nghiên cứu gần đây, 48% khách hàng từ chối mua hàng tiếp tục trên các trang thương mại điện tử từng giao chậm hàng [3] Tuy nhiên, trong thực tế 63% doanh nghiệp thừa nhận không giao hàng đúng hẹn [4] do nhiều yếu tố khách quan.
Do đó, fulfillment như giải pháp đảm bảo sự hài lòng của khách hàng trong trường hợp này. Dịch vụ hoàn tất đơn hàng sắp xếp và xử lý chuyên nghiệp các đơn hàng để giao hàng đúng hẹn và đúng số lượng đến người mua, đồng thời thu tiền hộ người bán nếu có yêu cầu. Như vậy, người bán có thể bán được hàng, thu được lợi nhuận mà không mất thời gian xử lý và giao hàng trong khi người mua hài lòng khi nhận hàng đúng hẹn.

Bán hàng xuyên biên giới 
Nếu ngày trước thị trường nội địa vẫn là “mảnh đất màu mỡ” để khai thác thì hiện tại “mảnh đất” này đã trở thành “ao làng” chật chội. Người bán ngày càng xuất hiện nhiều hơn trong khi vẫn giữ nguyên nhu cầu và lượng khách hàng ban đầu. Nói cách khác, mức độ cạnh tranh khắc nghiệt hơn khi thị trường có 10 người bán trong khi vẫn chỉ có 1 người mua. Vậy làm sao để “sống sót” trong tình hình này? Biện pháp tốt nhất để tồn tại là tìm thêm phân khúc khác bị bỏ qua hoặc khai thác nhu cầu chưa được đáp ứng và xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài. Tuy nhiên, việc tìm phân khúc và nhu cầu không phải chuyện đơn giản, vậy nên bán hàng ra nước ngoài là cách hữu hiệu trong trường hợp này. Với dịch vụ fulfillment, doanh nghiệp có thể “xuất khẩu online” dễ dàng hơn. Nhiều công ty fulfillment có chi nhánh đặt tại rất nhiều nước, phục vụ tối đa nhu cầu “câu cá ao người”, mở rộng hoạt động kinh doanh khi thị trường trong nước đã bão hòa.

Các công ty dịch vụ fulfillment trong nước và thế giới
Dịch vụ fulfillment đã được triển khai thành công bởi Amazon (Mỹ) từ rất lâu dưới tên gọi FBA (Fulfillment by Amazon), đây cũng là một trong những đơn vị đầu tiên kinh doanh dịch vụ này. Cùng với những đòi hỏi về sự phát triển của ngành giao nhận và chuỗi cung ứng đã đề cập bên trên, ngày càng nhiều doanh nghiệp dịch vụ fulfillment xuất hiện để đáp ứng nhu cầu thị trường. Theo đó, các khu vực có những công ty uy tín dưới đây.
Đối với khu vực Âu – Mỹ và quy mô toàn thế giới, có thể nhận thấy sự phát triển lớn mạnh dịch vụ fulfillment (FBA) của “gã khổng lồ” Amazon. Công ty này đã phục vụ 70% người bán hàng trên Amazon, thống kê với hơn 2 triệu sản phẩm được quản lí và vận chuyển bằng fulfillment service. Theo đó, dù là “ông lớn” nhưng FBA vẫn có điểm hạn chế, dịch vụ này giới hạn trên Amazon, do đó người bán hàng sử dụng FBA không thể bán trên các trang khác như Shopify, BestBuy,..vì vậy sellers phải tìm đến các công ty khác có kho bãi tại Mỹ để bán hàng trên nhiều trang khác nhau. 
Tại khu vực châu Á và các khu vực lân cận, với tầm ảnh hưởng hẹp hơn Amazon, Rakuten và Alibaba được xem là 2 “cột trụ phương Đông” trong các giải pháp liên quan đến thương mại điện tử, trong đó có fulfillment. Trong đó, Rakuten được nhìn nhận như “Amazon phiên bản Nhật” phát triển lớn mạnh tại thị trường Nhật Bản và mở rộng ra quy mô toàn cầu, phục vụ 40.000 doanh nghiệp khắp thế giới [5]. Cùng với Rakuten, Alibaba hiện đang đứng trên vai những “người khổng lồ”, bước vào cuộc cạnh tranh khốc liệt với Amazon và Google. Quy mô của Alibaba mở rộng hơn với Aliexpress, trang web phục vụ chủ yếu cho nhà bán sỉ, hỗ trợ thêm dịch vụ dropship trên nền tảng thương mại điện tử lớn như Shopify. 
Ở khu vực Việt Nam và các nước Đông Nam Á, Boxme Global là kẻ tiên phong đầy bứt phá, mạnh dạn triển khai dịch vụ còn quá mới mẻ so với người Việt Nam và các nước Đông Nam Á. Theo đó, Boxme Global hiện đã phát triển mạng lưới khắp Đông Nam Á như Boxme Việt Nam, Phillipines, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore và đang hoàn thiện mô hình kinh doanh fulfillment tại Mỹ. Như vậy, người bán hàng/doanh nghiệp đã có cái nhìn tổng quan về các công ty uy tín về fulfillment khắp thế giới, từ đó chọn lựa công ty outsourced fulfillment phù hợp với doanh nghiệp.
Cuối cùng, có thể thấy tối thiếu chi phí, tăng hiệu doanh thu là bài toán muôn thuở. Tại sao không tăng đơn hàng lên gấp 10 lần mà chi phí quản lý chỉ còn một nửa với fulfillment?
Số liệu của bài viết có tham khảo từ các tài liệu sau:
[1] Top 10 thương hiệu làm thay đổi thế giới – Genk
[2] 24,9% người mua hàng trực tuyến “chê” khâu giao hàng – Thoibao.today
[3] Thương mại điện tử Việt Nam: Tiềm năng và thách thức – Baomoi
[4] Những “điểm đau” của nhà bán lẻ thương mại điển tử trong khảo sát gần nhất – Smartlog Logistics
[5] Rakuten: Gã khổng lồ thương mại điện tử kín tiếng xứ hoa anh đào – CafeBiz

Nguồn: Boxme

Phân biệt SLA và OLA, KPI

SLA (Service Level Agreement) là thỏa thuận giữa nhà cung cấp dịch vụ và khách hàng mà trong đó các cam kết về dịch vụ được lượng hóa một cách cụ thể và chi tiết.

OLA (Operational Level Agreement) giống như SLA nhưng là thỏa thuận giữa các phòng ban trong cùng một tổ chức.

KPI (Key Performance Indicator) hay chỉ số đánh giá thực hiện công việc, là công cụ đo lường, đánh giá hiệu quả công việc của cá nhân, bộ phận hay tổ chức được thể hiện qua số liệu, tỉ lệ, chỉ tiêu định lượng.

Tất tần tật về Hóa đơn điện tử

1. Hoá đơn điện tử là gì?

Hoá đơn điện tử là tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, được khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý bằng phương tiện điện tử.

Hóa đơn điện tử gồm các loại:

  • Hóa đơn xuất khẩu;
  • Hóa đơn giá trị gia tăng;
  • Hóa đơn bán hàng;
  • Hoá đơn khác gồm: tem, vé, thẻ, phiếu thu tiền bảo hiểm…;
  • Phiếu thu tiền cước vận chuyển hàng không,
  • Chứng từ thu cước phí vận tải quốc tế,
  • Chứng từ thu phí dịch vụ ngân hàng…,

Hình thức và nội dung được lập theo thông lệ quốc tế và các quy định của pháp luật có liên quan. Cụ thể:

  • Tên hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu, số thứ tự hóa đơn; 
  • Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán;
  • Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua;
  • Tên hàng hóa, dịch vụ; đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hoá, dịch vụ; thành tiền ghi bằng số và bằng chữ. Riêng hóa đơn GTGT phải có thêm dòng thuế suất thuế giá trị gia tăng, tiền thuế giá trị gia tăng và tổng số tiền phải thanh toán.
  • Chữ ký điện tử của người bán, người mua (trừ trường hợp được miễn); ngày, tháng năm lập và gửi hóa đơn.

Lưu ý: 

(Điều 3 Thông tư số 32/2011/TT-BTC ngày 14/3/2011)

2. Căn cứ pháp lý để sử dụng hoá đơn điện tử ?

Việc sử dụng Hóa đơn điện tử được quy định bởi hệ thống văn bản Luật, Nghị định, Thông tư dưới đây:

  1. Luật giao dịch điện tử (số 51/2005/QH11 ngày 29/11/2005)
  2. Nghị định số 57/2006/NĐ-CP ngày 09/6/2006 của Chính phủ về thương mại điện tử.
  3. Nghị định số 26/2007/NĐ-CP ngày 15 tháng 02 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số.
  4. Nghị định số 27/2007/NĐ-CP ngày 23/02/2007 của Chính phủ về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính.
  5. Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày14/05/2010 của Chính Phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
  6. Nghị định 04/2014/NĐ-CPsửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 51/2010/NĐ-CP quy định về hóa đơn bán hàng, cung ứng dịch vụ.
  7. Nghị định số 106/2011/NĐ-CP ngày 23/11/2011 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2007/NĐ-CP ngày 15/02/2007 của Chính phủ.
  8. Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010 của Bộ Tài chính, hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/05/2010 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
  9. Thông tư số 32/2011/TT-BTC ngày 14/3/2011 của Bộ Tài Chính hướng dẫn về khởi tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn điện tử bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
  10. Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài Chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

3. Có mấy loại hoá đơn điện tử ?

Có 2 loại hoá đơn điện tử được Bộ Tài Chính và Tổng Cục Thuế cho phép  lưu hành tại Việt Nam:

4. Hoá đơn điện tử và hoá đơn điện tử có mã xác thực khác nhau ở chỗ nào?

Hoá đơn điện tử theo thông tư số 32/2011/TT-BTC và Hoá đơn điện tử có mã xác thực theo quyết định 1209/QĐ  BTC giống nhau đều “tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, được khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý bằng phương tiện điện tử.”

Điểm khác nhau ở chỗ Hóa đơn điện tử có mã xác thực của cơ quan thuế (sau đây được gọi là hóa đơn xác thực) là hóa đơn điện tử được cơ quan thuế cấp mã xác thực và số hóa đơn xác thực qua hệ thống cấp mã xác thực hóa đơn của Tổng cục Thuế.

Số hóa đơn xác thực: là dãy số có cấu trúc theo quy định của Tổng cục Thuế và được cấp bởi hệ thống cấp mã xác thực hóa đơn của Tổng cục Thuế.

– Mã xác thực: là chuỗi ký tự được mã hóa và được cấp bởi hệ thống cấp mã xác thực hóa đơn của Tổng cục Thuế.

5. Doanh nghiệp nên sử dụng loại hoá đơn điện tử nào?

Hoá đơn điện tử theo thông tư số 32/2011/TT-BTC đã được nhiều Tổng Công Ty và Tập Đoàn lớn sử dụng nhứ: VinGroup, MIC, Media Markt, Phú Thái Group, Gami Group, Viettel, VNPT, EVN, Honda,… do tính chất dễ sử dụng không khó khăn, do không phải kết nối điện tử trực tiếp đến hệ thống cấp mã của Tổng Cục Thuế.

Hoá đơn điện tử có mã xác thực theo quyết định số 1209/QĐ-BTC được thí điểm sử dụng từ 2015 đến nay có khoảng 300 doanh nghiệp sử dụng (bao gồm 200 doanh nghiệp thí điểm ở Hà Nội và Hồ Chí Minh ngay từ đầu) chúng ta thấy lượng doanh nghiệp dùng hoá đơn điện tử có mã xác thực tăng chậm là do tính chất bắt buộc phải kết nối với hệ thống của Tổng Cục Thuế khó khăn và phức tạp hơn.

6. Có bắt buộc sử dụng hoá đơn điện tử không?

Căn cứ theo quyết định số 2497/QĐ-BTC thì sẽ bắt buộc một số doanh nghiệp phải sử dụng hoá đơn điện tử ( ví dụ Doanh nghiệp gặp rủi ro cao về thuế, doanh nghiệp tự in).

Hiện tại cơ quan thuế vẫn khuyến khích các doanh nghiệp mới thành lập và đã sử dụng hết hoá đơn đặt in sử dụng hoá đơn điện tử theo Thông tư số 32/2011/TT-BTC, theo lộ trình tiến đến hết 2020 toàn bộ doanh nghiệp trong cả nước sẽ sử dụng 100% hoá đơn điện tử giống như CKS.

7. Hoá đơn điện tử có những lợi ích gì?

Theo phân tích của chuyên gia và các doanh nghiệp, Hóa đơn điện tử đã và đang mang lại rất nhiều lợi ích cho người sử dụng:  

Đối với  doanh nghiệp

  • Giảm chi phí giấy, mực trong việc in ấn hóa đơn
  • Tiết kiệm chi phí chuyển phát nhanh hóa đơn cho khách hàng
  • Tiết kiệm chi phí kho bãi lưu trữ, bảo quản hóa đơn giấy thông thường
  • Giảm tuyệt đối tình trạng thất lạc, mất hóa đơn khi gửi nhận qua đường bưu điện, tình trạng cháy, hỏng, rách, nhàu nát hóa đơn
  • Tiết kiệm thời gian cho doanh nghiệp trong khâu phát hành, xuất hóa đơn thủ công
  • Doanh nghiệp có thể tạo lập và gửi hóa đơn cho khách hàng ngay sau khi bán hàng và cung cấp dịch vụ thông qua: email, website, tin nhắn SMS …

Đối với khách hàng của doanh nghiệp sử dụng

  • Có thể nhận hóa đơn sau khi mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ
  • Đa dạng hình thức tiếp nhận hóa đơn: Email, Website, SMS
  • Thuận tiện tra cứu hóa đơn online mọi lúc mọi nơi.
  • Không lo sợ thất lạc, mất hóa đơn (đã được lưu trên web của đơn vị phát hành)
  • Tránh rủi ro sử dụng hóa đơn giả mạo bất hợp pháp của các công ty “ma”

Đối với cơ quan quản lý (cơ quan Thuế)

  • Có thể thanh tra, kiểm tra tất cả các hóa đơn nhanh chóng, chính xác, toàn diện
  • Quản lý triệt để nạn làm giả hóa đơn, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh.
  • Khắc phục tình trạng sử dụng bất hợp pháp hóa đơn – lập hóa đơn sai lệch giữa các liên.

8. Chi phí của hoá đơn điện tử có lớn không?

Chi phí của hoá đơn điện tử không lớn, theo khảo sát của các nhà cung cấp hoá đơn điện tử, chi phí phải bỏ ra của hoá đơn điện tử tiết kiệm đến gần 70% chi phí của doanh nghiệp bỏ ra so với hoá đơn giấy thông thường.

  • Chi phí về in ấn hoá đơn.
  • Chi phí chuyển phát nhanh.
  • Chi phí về nhân công xuất hoá đơn.
  • Chi phí bảo quản  và lưu trữ hoá đơn.
  • Chi phí bảo mật hoá đơn.
  • Chi phí nhân công nhập liệu hoá đơn.
  • ….

Thông thường doanh nghiệp khi sử dụng hoá đơn điện tử chỉ phải trả các khoản chi phí sau:

  • Phí bản quyền phần mềm (trả 1 lần)
  • Chi phí hoá đơn (số lượng theo từng lần phát hành)
  • Chi phí tích hợp (trả 1 lần).
  • Chi phí GTGT theo nhu cầu của khách hàng.

9. Tại sao Chính phủ khuyến khích sử dụng hoá đơn điện tử?

Chính phủ đang triển khai đề án Chính phủ điện tử, giảm thời gian thực hiện thủ tục hành chính, tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài, khuyến khích các doanh nghiệp nhỏ khởi nghiệp.

Bộ tài chính và Bộ công an phối hợp chống nạn hoá đơn bất hợp pháp, do hoá đơn điện tử có tính bảo mật an toàn thông tin cao, khó có khả năng làm giả.

Tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

10. Thủ tục đăng ký sử dụng hoá đơn điện tử như thế nào?

Thủ tục đăng ký sử dụng hoá đơn điện tử theo Thông tư số 32/2011/TT-BTC bao gồm:

  • Quyết định sử dụng hoá đơn điện tử theo Thông tư số 32/2011/TT-BTC.
  • Mẫu hoá đơn điện tử
  • Thông báo phát hành hoá đơn

Ghi chú: Theo QĐ số 2497/QĐ-BTC doanh nghiệp có thể sử dụng sau khi nộp thông báo phát hành hoá đơn 1 ngày, doanh nghiệp có thể sử dụng ngay hoá đơn nếu nộp hoá đơn trực tiếp.

* Thủ tục đăng ký sử dụng hoá đơn điện tử có mã xác thực (còn gọi là hoá đơn có mã xác thực) theo Quyết định số 1209/QĐ-BTC bao gồm:

  • Thông báo đăng ký sử dụng hoá đơn điện tử có mã xác thực (còn gọi là hoá đơn có mã xác thực) gửi lên cơ quan thuế. 
  • Thông báo chấp thuận sử dụng hoá đơn điện tử có mã xác thực (còn gọi là hoá đơn có mã xác thực).
  • Mẫu hoá đơn điện tử
  • Thông báo phát hành hoá đơn

 

Nguồn: Webketoan